Khi bạn bắt tay vào sửa chữa hay xây dựng một công trình nào đó thì một bước vô cùng quan trọng không thể thiếu đó là bước chống thấm. Chống thấm giúp cho công trình tránh được những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt đối với những vị trí trong môi trường ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với nước. Chúng tôi chia sẻ cho bạn các phương pháp chống thấm trong xây dựng hiệu quả nhất hiện nay.
Những vị trí được áp dụng chống thấm cho công trình
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thi công xây dựng thì những khu vực có mức độ xâm nhập của nước cao và tiếp xúc với hơi nước, độ ẩm trong không khí là những vị trí cần được chống thấm trong xây dựng. Mỗi một khu vực sẽ có các vị trí chống thấm khác nhau.
1. Nhà vệ sinh
Đây là khu vực đầu tiên cần chống thấm bởi là nơi chứa rất nhiều các thiết bị như bình nóng lạnh, bồn cầu, vòi nước, van… thường xuyên bị tiếp xúc với nước nhiều. Nếu không được chống thấm thì nguy cơ bị thấm dột tại nhà vệ sinh chiếm 99%. Các chuyên gia xây dựng đã khuyến cáo khi thi công không được bỏ qua bước chống thấm trong nhà vệ sinh.
2. Mái nhà, trần nhà
Ban công, sân thượng, trần nhà… những vị trí này đều tiếp xúc trực tiếp với điều kiện thời tiết và môi trường bên ngoài. Chúng đều trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như: mưa, gió, bão, lạnh, nắng… Chịu ảnh hưởng điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên sẽ làm cho kết cấu của trần nhà bị co giãn bất thường và làm cho cấu trúc công trình xuống cấp tạo điều kiện cho nước dễ dàng thấm vào nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu.
3. Tường ngoài trời
Cũng giống như trần nhà tường ngoài trời cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố khắc nghiệt do thời tiết nên cũng có nguy cơ cao bị thấm nước, nhất là nước mưa từ trên cao rơi xuống. Khi thực hiện thi công công trình cũng không nên bỏ qua khu vực này.
4. Tại khu vực đường ống dẫn nước
Khu vực này chứa nhiều đường ống dẫn nước nên nước được vận chuyển liên tục trong đường ống nên dễ dàng tạo độ ẩm cao cho môi trường bên trong và xung quanh đường dẫn ống.
Đường ống nước nếu gặp sự cố bị rò rỉ, vỡ, nứt sẽ tạo áp lực nước lớn. Do vậy xử lý chống thấm cho khu vực này rất quan trọng.
5. Hố thang máy, tầng hầm
Khu vực này được sử dụng để di chuyển rất nhiều nên cần phải đảm bảo chống thấm để tránh những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn khi vận hành cho con người.
6. Tường tiếp giáp
Tường liền kề hay tường tiếp giáp giữa hai nhà là những vị trí rất dễ bị bí bạch, đọng nước mưa và ẩm thấp. Đây cũng là khu vực cần được quan tâm chống thẩm.
Nên sử dụng vật liệu gì để chống thấm trong xây dựng
Các vật liệu phổ biến được dùng để chống thấm trong xây dựng bao gồm:
- Sơn chống thấm dùng cho các khu vực mái nhà, mái hiên, sàn nhà, tường đứng. Đối với các bề mặt ngang và các bề mặt đứng chúng có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước vào bề mặt. Sử dụng bằng cách sơn trực tiếp lên bề mặt cần chống thấm.
- Chất chống thấm được sử dụng để xử lý các sự cố liên quan đến thấm dột do nứt vỡ cổ ống, nứt móng, nứt cổ trần, vỡ chân tường… Lưu ý khi sử dụng các chất chống thấm cần phải tương hợp với nền để tăng hiệu quả chất chống thấm.
- Màng chống thấm định hình dạng mỏng được sử dụng chó chống thấm công trình ngầm, tầng hầm, sàn mái, hố thang máy, đài móng.
Phương pháp chống thấm hiệu quả trong xây dựng
1. Sử dụng màng chống thấm
Phương pháp dán màng chống thấm thường được sử dụng cho các khu vực cần chống thấm như mái nhà, sàn nhà, kho, hầm… Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản nên không cần phải sử dụng các kỹ thuật phức tạp. Chỉ cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt sẽ chống thấm sau đó dán màng dán trực tiếp lên bề mặt, lưu ý đảm bảo đúng quy trình cơ bản nhất và xử lý đem lại hiệu quả tối đa.
2. Sử dụng dung dịch quét
Phương pháp sử dụng vật liệu dạng lỏng chính là quét dung dịch lên bề mặt chống thấm ở dạng lỏng, dung dịch chống thấm sẽ dễ dàng thấm sâu vào bên trong, ngăn vết nứt lan rộng ra và có độ bám dính cao.
Phương pháp chống thấm trong xây dựng này thường được sử dụng khi thi công cho sàn nhà, ban công, tường nhà, bể nước… Cần xử lý sạch sẽ bề mặt chống thấm trước khi quét dung dịch chống thấm lên, sau đó quét trực tiếp các lớp đều và mỏng tùy theo yêu cầu.
3. Bơm keo chống thấm
Keo chống thấm trong xây dựng là hợp chất có khả năng chịu được các yếu tố của thời tiết và độ nhớt cao. Trước khi thực hiện bơm keo cần kiểm tra kích thước của điểm cần chống thấm và vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt bị rò rỉ nước.
Thao tác là dùng máy khoan để tạo các lỗ thẳng đứng chính giữa tại vị trí điểm thấm nước cục bộ. Sau đó sử dụng thiết bị bơm keo chuyên dụng chịu được áp lực cao để bơm vào bên trong lòng bê tông. Bơm đến khi nào bên ngoài thấy keo bị tràn ra thì dừng lại.
Keywords: chống thấm trong xây dựng