Hai cách xử lý chống thấm hiệu quả nhất hiện nay đối với nhà vệ sinh

Được xem là cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để đối với nhà vệ sinh, biện pháp sử dụng màng chống thấm và các hóa chất chống thấm chất lượng cao là hai biện pháp phổ biến nhất được áp dụng nhiều. Hãy cùng tìm hiểu hai biện pháp này nhé!

Tầm quan trọng của hệ thống chống thâm cho nhà vệ sinh

Công trình vệ sinh đối với đời sống sinh hoạt của gia đình là vô cũng quan trọng. Hay với bất kỳ tổ chức nào có nhiều hoạt động của con người cũng đều phải trang bị đầy đủ hệ thống vệ sinh.

Tuy nhiên, nhà vệ sinh cũng là nơi hay phát sinh nhiều rắc rối nhất và mang đến nhiều phiền toái trong khi sử dụng cho con người.

Trong đó trình trạng thấm dột nhà vệ sinh là vấn đề thường gặp gây mất an toàn cho người sử dụng, khiến nhà vệ sinh mất thẩm mỹ và kéo theo nhiều rủi ro về chất lượng của công trình.

Chính vì vậy, nên tìm giải pháp để chống thấm nhà vệ sinh một cách triệt để.

Nguyên nhân gây nên thấm dột nhà vệ sinh

Ngay từ những khâu trong thiết kế thi công và những hoạt động thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh đều có thể là nguy cơ khiến cho công trình vệ sinh bị thấm ẩm. Cụ thể nhà vệ sinh bị thấm dột do những nguyên nhân sau:

  • Nhà vệ sinh là bộ phận thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn từ đường ống cấp thoát nước bị rò rỉ
  • Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày đều tiếp xúc trực tiếp và gắn liền với nước nền nhà vệ sinh thường xuyên phải chịu những tác động này dễ gây nên thấm dột.
  • Với đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều của khí hậu Việt Nam cũng gây nên sự tác động không nhỏ cho các công trình từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho vấn đề thấm dột thêm nghiêm trọng hơn.
  • Công trình đã tiến hành trước đó có xử lý chống thấm nhà vệ sinh nhưng hiệu quả chưa cao, chưa xử lý triệt để.
  • Quá trình thi công ẩu, chất lượng công trình kém cũng dẫn đến nhà vệ sinh càng ngày càng xuống cấp và dễ bị thấm đột.

Trước khi chống thấm nên đánh giá và kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh

Khi có những đánh giá nhất định về thực trạng hiện tại của nhà vệ sinh sẽ giúp cho việc xử lý chống thấm nhà vệ sinh có định hướng rõ ràng hơn để tìm ra cách chống thấm triệt để nhất đem lại hieuj quả cho từng trường hợp một cách tối ưu:

Cần chú ý kiểm tra các vị trí sau:

  • Cống thoát nước dưới sàn: Tại vị trí này rất dễ phát sinh thấm dột bới nếu trong quá trình thi công miệng cống không được bảo đảm thì nước sinh hoạt sẽ ngấm qua miệng cống và dẫn đến mao mạch của công trình cũng bị thấm nước.
  • Mặt sàn trong nhà vệ sinh: Nếu bề mặt sàn được lát bằng gạch không kín và độ dốc của sàn không được đảm bảo cũng sẽ làm cho nước không thoát được đều là nguyên nhân gây dển thấm dột nhà vệ sinh.
  • Hệ thống ống nước: nên kiểm tra các đường ống nước xem có khả năng bị nứt vỡ hay rò rit không?
  • Nguyên nhân cũng có thể do nước mưa thấm qua chân tường vào công trình bên trong.

Hai cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để nhất

Cách 1: Xử lý triệt để chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:

Với cách xử lý này có thể chia ra thành 2 giải pháp là dùng màng tự dính hoặc dùng màng khò nóng để chống thấm nhà vệ sinh.

Đây là hai loại vật liệu có hiệu quả chống thấm tốt nhất hiện nay giúp ngăn nước thấm vào một cách tuyệt đối.  Đối với các công trình vệ sinh có nguy cơ bị thấm dột nặng thì đây là hai giải pháp chống thấm nhà vệ sinh luôn được ưu tiên hàng đầu.

Ưu điểm khi chống thấm bằng màng chống thấm:

  • Ngăn nước hiệu quả một cách toàn diện triệt để
  • Hạn sử dụng lâu năm có tuổi thọ cao
  • Tiết kiệm thời gian thi công trong thời gian ngắn

 

Quy trình chống thấm bằng màng khò

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm

  • Đảm bảo bề mặt không bám dầu mỡ. sạch sẽ không còn bụi bẩn…
  • Các chỗ lồi lõm cần được trát lại và đục bỏ, dùng vữa pha trộn phụ gia làm bằng phẳng.

Bước 2: Trước khi thi công làm nóng mặt sàn bằng đèn khò khí gas

Bước 3: Tiến hành quét lớp lót lên bề mặt sàn bằng Primer gốc bitum

Bước 4: Đốt bề mặt tấm trải bằng máy khò nóng chò nhựa bitum chảy lỏng đều đồng thời đốt cháy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó để nhựa bitum dính xuống sàn nhà.

Bước 5: Cần chú ý dán kỹ những chỗ cổ ống phải được dán kỹ tránh nước có thể thấm vào xung quanh cổ ống. 

Bước 6: Nên dán lên cao khoảng 15 đến 20cm tại các chân tường để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa chân tường và sàn khít hơn, kẽ hở gây thấm dột sẽ không còn.

Bước 7: Sau khi thực hiện dán màng khò nóng xong thì trát lớp xi măng cát lên bề mặt để màng chống thấm được bảo vệ.

Cách 2: Dùng Sika để xử lý chống thấm nhà vệ sinh

Dùng hóa chất để chống thấm cũng là một biện pháp rất hiệu quả phù hợp để xử lý chống thấm cho sàn nhà vệ sinh.

Đây là vật liệu chống thấm dạng lỏng, hóa chất chống thấm có khả năng tạo tinh thể liên kết nhờ khả năng thẩm thấu tốt tạo sự vững chắc cho công trình.

Ưu điểm của chống thấm bằng hóa chất:

  • Xử lý tối ưu, hiệu quả bền vững
  • Công trình có lớp màng chống thấm vĩnh cửu
  • Độ bền chống thấm cao

Keywords: