Tường nhà nếu xây dựng lâu năng sau một thời gian sử dụng khá dài mặc dù đã có lớp gạch ốp để trang trí cho đẹp mắt nhưng nguy cơ thấm dột nước vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khi bị thấm dột tường nhà bắt đầu xuất hiện những vết đen loang lổ, lớp sơn không còn anh nưa bị bong rộp và bắt đầu bong tróc nhiều nhìn rất mất thẩm mỹ. Vậy nên dùng biện pháp gì để xử lý vấn đề chống thấm tường nhà.
Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm nước tường nhà
Tường bị thấm nước có thể do nước từ bên ngoài, hoặc hệ thống nước trực tiếp từ bên trong ngấm qua các phân tử của bức tường làm phá hỏng các cấu trúc bên trong bức tường và thấm sang của mặt tường khác gây mất thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà bạn.
Chính những hiện tượng thấm nước gây ẩm mốc và trực tiếp sản sinh ra các loại nấm mốc phát triển là nguyên nhân để lại nhiều mầm mống gây bệnh tật nguy hiểm cho những người sinh sống trong nhà.
- Tường bị thấm và ngấm lượng nước lớn do trời mưa nhiều: xi măng có bản chất hút nước mạnh và có những mao mạch bên trong đừng có khoảng cách giữa các hạt từ 10-44 micromet. Nên khi bề mặt tường tiếp xúc nhiều với nước các khe hở sẽ bị nước xâm nhập dần vào bên trong trực tiếp gây ra hiện tượng thấm.
- Do hệ thống các ống thoát nước tiếp xúc trực tiếp với tường nhà hoặc do các rãnh nước trên sàn mái bị rò rỉ, khi tường có các vết nứt xuất hiện thì nước và hơi ẩm từ những vùng đó sẽ xâm nhập vào các mao mạch tông của tường dần đần thấm sâu vào bên trong và gây ngấm nước, theo thời gian tường sẽ bị loang lổ và xuống cấp hơn.
- Do thời gian sử dụng lâu năm làm tường nhà bị xuống cấp xuất hiện nhiều những vết nứt, bị bong tóc dễ bị nước thấm sâu vào gây ẩm ướt nhất là vào mùa mưa thì càng nghiêm trọng hơn.
- Người thợ sử dụng các vật liệu bê tông không đúng quy chuẩn trong quá trình xây dựng cũng là nguyên nhân gây nên các lỗ hổng vì không đủ tỷ lệ vữa xi măng nên nước dễ thấm sâu vào các lỗ hổng đó.
Công trình không chủ động xử lý và sử dụng những biện pháp để ngăn chặn chống thấm tường nhà ngay từ đầu cũng là nguyên nhân trực tiếp gây nên thấm nước
Các cách khắc phục chống thấm tường nhà chuyên nghiệp
Phương pháp thi công hiện đại nhật bịt khe tường giữa hai nhà
Nếu là khe nhỏ thì chỉ cần quét sơn đàn hồi Elast kết hợp với lưới gia cường Fiberglass lên khe tường. Nếu là khe lớn thì nên sử dụng lớp tôn dày, đẻ lớp tôn có độ bền tốt hơn nên sơn 2 lớp sơn Elast lên lớp tôn với độ giãn 400% giúp độ bền được khoảng 20 năm và chịu được tia UV tốt.
Thi công hệ thống chống thấm mặt tường giáp lai giữa 2 nhà
Nên chú ý ở các nhà mới phân chia theo lô nếu nhà hàng xóm chứ xây hệ thống chống thấm cho tường nhà nhà nên xây tường chống thấm giáp ranh nhà hàng xóm. Sử dụng dung dịch đẳng thẩm thấu Water Seal dạng phân từ 2 đến 3 lớp lên toàn bộ mặt tường cần chống thấm.
Sử dụng dung dịch dạng phun Water Seal lên bề mặt tường chống thấm để thay thế cho các loại sơn chống thấm trộn xi măng thông thường sẽ hiệu quả và có độ bền hơn rất nhiều.
Cả nhà cũ và nhà mới nếu bị thấm đều cần chống thấm
Nếu nhà cũ và nhà mới đều cần chống thấm thì tiến hành các quy trình chống thấm sau:
Sau bước xây gạch cho tường ta chưa trát vội mà bắt đầu tiến hành làm quy trình chống thấm cho tường giáp lai và tường liền kề như sau:
Bước 1: Khi trộn xi măng với cát vàng sử dụng thêm phụ gia latex, trộn thành hỗn hợp vữa dẻo sau đó miết kỹ tại các mạch gạch sao cho thịt khít không để hở các khe.
Bước 2: Quét toàn bộ bề mặt tường hóa chất tinh thể dạng thẩm thấu nhanh gôc xi măng. Chú ý tại các mạch gạch phải quét thật kỹ vì đó là nguyên nhân chính gây thấm tường.
Bước 3: Sau 5 hoặc 6 giờ đợi cho vữa tinh thể khô thì tiến hành phun đẫm tường bằng hợp dung dịch chống thấm Water Seal dạng tinh thể, chú ý mỗi lớp phun phải cách nhau từ 5 đến 6 phút.
Bước 4: Sau khi phun xong đợi sau 12 giờ, kiểm tra nghiệm thu bằng cách phun nước, nếu phun nước vào tường không có hiện tượng thấm và phát hiện lỗ thâm nào thì hoàn thiện nghiệm thu công trình, nếu còn có vết hay lỗ hở nào thi phon trực tiếp
Water Seal vào.
Lưu ý đối với những ngôi nhà cũ:
Nếu để chống thấm tường nhà đã có sẵn và được xây trước đó rồi thì bạn phải xử lý làm sạch bề mặt bằng cách loại bỏ tường cũ lớp vôi cũ rồi phun vòi rửa sạch sau đó mới xử lý chống thấm, tường nhà, bằng cách lăn sơn hoạ bả matit.
Với những khu từng có chứa hộp kỹ thuật hoặc khu nhà vệ sinh bị dính bẩn thì có thể sử dụng các chất phụ gia để xử lý chống thấm và dùng màng chống thấm phủ lên bề mặt phía ngoài và phía trong của mảng tường bị thấm.
Với những chia sẻ trên hy vọng các bạn nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây thấm nước tường nhà và tìm ra những giải pháp hợp lý để ngăn chặn và chống thấm tường nhà.
Keywords: chống thấm tường nhà