So sánh các vật liệu chống thấm trong xây dựng hiện nay

Hiện nay các loại vật liệu chống thấm rất đa dạng nhưng trong đó có một số loại vật liệu được sử dụng nhiều đó là: chống thấm bê tông bằng polyurea, chống thấm bê tông bằng polyurethane, Vật liệu gốc Xi măng Polyme, Bitum. Cùng so sánh các vật liệu đó để tìm hiểu thông tin và biết các ưu điểm, nhược điểm của từng loại nhé.

Tìm hiểu về các loại vật liệu chống thấm phổ biến 

Là một loại vật liệu xây dựng phổ biến bê tông rất đa năng. Bê tông có độ bền cao nhưng lại có một hạn chế là không chịu được khi tiếp xúc với độ ẩm của môi trường. Khi tiếp xúc với độ âm lâu ngày khiến cho bề mặt bê tông bị xốp, dần dần kết cấu bê tông bị hư hại và xuống cấp dần.

Để kéo dài tuổi thọ và duy trì tính toàn vẹn tại một lớp chống thấm cho công trình là giải pháp tối ưu nhất. Biện pháp chống thấm bằng bê tông được sử dụng trong các trường hợp sau: chống thấm cho nền móng, sàn nhà, hồ bơi, mái nhà….

Từ lâu các vật liệu chống thấm đã trở thành giải pháp không thể thiếu để kéo dài tuổi thọ cho công trình vì nếu không được chống thấm ngay từ đầu các công trình do tác động thay đổi của thời tiết, các hệ thống nước rò rỉ rất dễ bị xảy ra tình trạng thấm dột để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Càng để lâu càng gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con người.

Dưới đây là bảng so sánh các vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay:

 

Các yếu tố chính Vật liệu Polyurea Vật liệu gốc Polyurethane Vật liệu gốc xi măng Polyme, Bitum
Khả năng chống hư hỏng cơ học cao cao Thấp
Khả năng chống lại sự thay đổi nhiệt độ cao cao Thấp
Sức mạnh chung cao Trung bình cộng Trung bình
Kết dính bề mặt cao cao Trung bình cộng
Tốc độ cài đặt cao Trung bình Trung bình cộng
Yêu cầu chuẩn bị nền móng cao cao Trung bình cộng
Tính thấm hơi tốt tốt Thấp
Phổ màu rộng hạn chế không có
Tuổi thọ sử dụng, năm trên hai mươi năm dưới mười năm dưới năm năm
Chi phí chống thấm trên 1m² từ 500.000vnđ từ 350.000vnđ từ 200.000vnđ
Sự phụ thuộc của chi phí

vào độ phức tạp của bề mặt

thấp tăng đáng kể tăng đáng kể
Sự phụ thuộc của chi phí

vào diện tích thi công

tăng đáng kể (Diện tích nhỏ giá cao, nếu diện tích quá nhỏ sẽ khó triển khai thi công) thấp thấp

Tìm hiểu chống thấm bằng Polyurea

Đây là công nghệ chống thấm hiện đại nhất được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao. Với phương pháp chống thám này sử dụng được hầu hết ở tất các các trường hợp và vị trí cần chống thấm rất có hiệu quả và đáng tin cậy.

Polyurea có hai thành phần chính được hình thành bằng cách trộn vật liệu nung sấy hai thành phần, phun áp suất cao đặc biệt. Trong quá trình thi công việc trộn các thành phần sẽ diễn ra trực tiếp trong buồng súng phun. Polyure tạo thành một lớp bảo vệ đồng đều và nguyên khối. Nó là một lớp phủ có độ nền và độ đàn hồi cao, tỷ lệ bám dính tốt trên mọi về mặt. Đây là một biện pháp bảo vệ chống thấm chống lại sự phá hủy và độ ẩm đáng tin cậy. 

Lợi ích của chấm thấm bằng polyurea

  • Lớp phủ được hình thành có kết cấu liền mạch không có các đường và khớp nối 
  • Lớp phủ có tính đàn hồi dẻo dai và bền vững, chống mài mòn hiệu quả 
  • Thời gian khô và đóng rắn rất nhanh, có thể thực hiện các lớp phủ tiếp theo chỉ sau 1 phút
  • Tốc độ vận hành thi công cao và đảm bảo chất lượng 
  • Độ bền kéo dài 20 năm 
  • Thành phần của polyurea thân thiện với môi trường không có các tạp chất độc hại và không chứa dung môi

Áp dụng polyurea và bê tông

Trước khi phủ polyurea bề mặt bê tông cần được làm sạch không để lại vết dầu hay bụi bẩn, lớp bề mặt phải được làm nhẵn. 

Nền bê tông phải được làm khô, độ ẩm cần thiết cho phép không quá 8%. Trên bề mặt được làm khô và làm sạch phủ lên một lớp sơn lót để cải thiện độ bám dính của polyurea và các lỗ hổng. Thao tác này cần thực hiện cho các bề mặt xốp như xi măng, thạch cao, bê tông, gạch. Chờ cho lớp sơn lót khô hẳn rồi phủ lên một lớp polyurea với độ dày cần thiết. Trong ứng dụng thực tế thì độ dày của polyurea phải đạt ít nhất 1.5mm mới đạt hiệu quả tối ưu trên bề mặt bê tông cần chống thấm.

Định mức khi tiêu thị polyurea 

Theo các nhà sản xuất chỉ ra định mức tiêu thụ của polyurea theo thứ tự 1 mét/ 1,1 kg, độ dày lớp phủ quy định là 1mm. Như vậy tương tự để thi công một lớp chống thấm dày 2mm thì sử dụng 2,2 kg hỗn hơi polyurea. Đó là ước lượng mức tiêu thụ trong phòng thí nghiệm. Ở thực tế, mức tiêu thị với độ dày 2mm rơi vào khoảng 2,4 kg/1m2.

Polyurea có nhược điểm gì?

Nếu không có thiết bị kỹ thuật đặc biệt thì không thể thực hiện thi công lớp phủ polyurea bởi kỹ thuật về công nghệ polyurea phải được đào tạo chuyên nghiệp.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin so sánh về các loại vật  liệu chống thấm phổ biến và thông tin về loại vật liệu chuyên nghiệp nhất. Các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho công trình của mình các loại vật liệu chống thấm hiệu quả và đảm bảo chất lượng nhé!

Keywords: